Năng lực quản lí là tổ hợp những thuộc tính tâm lí cá nhân nhằm đáp ứng yêu cầu của việc giải quyết những nhiệm vụ của các hoạt động trong tổ chức. Dưới góc độ quản lí nhà trường, việc xác định năng lực giúp nhà quản lí thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của mình. Năng lực quản lí hoạt động dạy học được thể hiện rõ nhất trong toàn bộ chu trình của hoạt động quản lí ở nhà trường từ việc kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện và kiểm tra đánh giá.
Năng lực quản lí hoạt động dạy học tích hợp là tập hợp những năng lực hoạch định kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đánh giá các hoạt động dạy học theo hướng tích hợp bằng cách huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vốn có tạo động lực đẩy mạnh quá trình dạy học theo hướng tích cực của nhà trường để thực hiện tốt các mục tiêu và chất lượng dạy học trong nhà trường. Việc xây dựng khung năng lực quản lí hoạt động dạy học tích hợp ở các trường phổ thông là một trong những vấn đề quan trọng nhằm đáp ứng định hướng đổi mới giáo dục hiện nay.
Xây dựng khung năng lực quản lí hoạt động dạy học tích hợp trong trường phổ thông
Trong nhà trường, năng lực quản lí gồm các năng lực chung, năng lực quản lí và năng lực chuyên môn. Năng lực chung là những năng lực cơ bản áp dụng cho tất cả vị trí việc làm trong tổ chức; năng lực quản lí là những năng lực áp dụng cho các vị trí quản lí từng cấp; năng lực chuyên môn là năng lực mang tính chuyên môn áp dụng cho từng vị trí trong nhà trường và gắn với các loại chuyên môn kỹ thuật cụ thể.
Theo tác giả Ngô Quý Nhâm (2016), “Khung năng lực là bản mô tả các năng lực cần thiết và đầy đủ để thực thi thành công một công việc của một vị trí, một nhóm, một đơn vị hoặc một tổ chức”. Trong quản lí hoạt động dạy học tích hợp thì khung năng lực quản lí hoạt động dạy học tích hợp là tập hợp những năng lực hoạch định kế hoạch; tổ chức chỉ đạo và kiểm tra đánh giá theo hướng tích hợp bằng cách huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vốn có, tạo động lực đẩy mạnh quá trình dạy học theo hướng tích hợp để thực hiện tốt các mục tiêu dạy học của nhà trường. Các chức năng quản lí hoạt động dạy học tích hợp được thể hiện cụ thể như sau:
– Năng lực hoạch định kế hoạch là việc xác định các mục tiêu và biện pháp tốt nhất để đạt được mục tiêu đó trong một thời gian nhất định.
– Năng lực tổ chức là sắp xếp các nguồn lực bao gồm việc phân công giảng dạy cho giáo viên theo chuyên môn đã được đào tạo theo yêu cầu đảm bảo chất lượng dạy học; quản lí việc xây dựng phân phối chương trình, kế hoạch dạy học tích hợp nhằm đảm bảo nội dung kiến thức quy định của chương trình từng môn học, không giảm nhẹ, không nâng cao, mở rộng hơn so với yêu cầu chương trình; quản lí việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp.
…
(Xem nội dung đầy đủ trong file đính kèm)
TS. Đinh Thị Kim Loan – ThS. Trần Kiều Dung
Trường Cán bộ quản lý Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh
Tài liệu đính kèm: tải về.