Tăng cường bồi dưỡng về chương trình giáo dục phổ thông 2018
Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học năm 2022 và định hướng phát triển giai đoạn 2023 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Tăng cường bồi dưỡng về chương trình giáo dục phổ thông 2018
Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học năm 2022 và định hướng phát triển giai đoạn 2023 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Tăng cường bồi dưỡng về chương trình giáo dục phổ thông 2018
Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học năm 2022 và định hướng phát triển giai đoạn 2023 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Tăng cường bồi dưỡng về chương trình giáo dục phổ thông 2018
Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học năm 2022 và định hướng phát triển giai đoạn 2023 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Hội nghị diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh chiều 28-2 với sự tham gia của đại diện ngành giáo dục và đào tạo, các trường cao đẳng, trung cấp khu vực phía Nam.
Trong năm 2022 vừa qua, với vai trò nòng cốt, đầu tàu đối với hệ thống các trường sư phạm và phổ thông ở phía Nam, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh đã triển khai tích cực Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (Chương trình ETEP).
Nhà trường đã hỗ trợ các địa phương phía Nam bồi dưỡng 50.000 cán bộ quản lý, giáo viên về chương trình giáo dục phổ thông 2018, bồi dưỡng gần 2.000 giáo viên dạy học các môn tích hợp… Bên cạnh đó, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh đã bồi dưỡng 11.100 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông, giáo viên phổ thông theo các mô đun của Chương trình ETEP. Thông qua các kết quả trên, góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục tại địa phương phía Nam.
Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh thông tin: “Trong giai đoạn 2023 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030, nhà trường tiếp tục hỗ trợ cho các địa phương phía Nam về đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học đối với đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, chú trọng các môn học mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nhà trường tiếp tục nâng cao chất lượng chương trình đào tạo hệ chính quy, xây dựng mục tiêu lấy người học làm trung tâm, tiếp tục duy trì các chương trình đào tạo ngắn hạn đang thực hiện trên cơ sở đổi mới nội dung phương pháp, tăng tính ứng dụng thực tế, tăng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập”.
Cùng ngày, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh đã tổ chức tọa đàm “Đánh giá năng lực chuyên biệt đáp ứng đổi mới tuyển sinh đại học, cao đẳng”. Tham luận của các đại biểu tại tọa đàm thông tin rằng, những kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt được các trường chuẩn bị và tổ chức chu đáo nhằm đánh giá năng lực của học sinh, thí sinh trong các lĩnh vực khoa học hoặc chuyên ngành cụ thể, có vai trò quan trọng đáp ứng nhu cầu tuyển sinh đại học, cao đẳng của nước ta hiện nay, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018.